Trang chủ Tin Tức Góc phụ huynh

Góc phụ huynh

KHÓ KHĂN VÀ HỆ LỤY CỦA RỐI LOẠN XỬ LÝ CẢM GIÁC

Trẻ rối loạn xử lý cảm giác (SPD) gặp khó khăn gì trong cuộc sống hằng ngày?
📌Trẻ bị rối loạn xử lý cảm giác gặp khó khăn khó khăn khi xử lý các thông tin cảm giác từ môi trường xung quanh hoặc từ chính cơ thể trẻ. Trẻ thu nhận thông tin cảm giác nhiều hơn hay ít hơn so với người khác. Tình trạng đó ảnh hưởng đến khả năng tương tác của trẻ trong các môi trường khác nhau, khả năng thực hiện các hoạt động hằng ngày và học tập của trẻ.
📌Ở trẻ có hệ thống xử lý cảm giác bình thường, não bộ được xem như người điều khiển giao thông. Các thông tin cảm giác từ tất cả các giác quan được thu nhận và dẫn truyền đến não bộ. Tại đây, các thông tin cảm giác được phân tích, xử lý và gửi các tín hiệu đáp ứng phù hợp đến các bộ phận cần thiết theo trật tự và chính xác, và các bộ phận thực hiện các tín hiệu nhận từ não bộ.
Ví dụ: khi chơi ném bóng, mắt trẻ nhìn thấy quả bóng đang bay gần trẻ (thị giác thu nhận thông tin cảm giác), trẻ đoán hướng quả bóng bay đến và vị trí quả bóng sẽ rơi xuống (thông tin cảm giác được truyền đến não bộ và phân tích), trẻ quyết định đưa tay ra chụp quả bóng (thông tin cảm giác được xử lý và gửi tín hiệu đáp ứng phù hợp đến hai tay), sau đó trẻ sẽ thực hiện hành động chụp quả bóng (bộ phận thực hiện các tín hiệu nhận từ não bộ)
📌Đối với trẻ trẻ rối loạn xử lý cảm giác, các thông tin cảm giác từ tất cả các giác quan được thu nhận và cũng dẫn truyền đến não bộ. Nhưng các thông tin cảm giác không được phân tích, xử lý và không gửi các tín hiệu đáp ứng phù hợp đến các bộ phận cần thiết theo trật tự và chính xác. Do đó các bộ phận không hoặc thực hiện không phù hợp các tín hiệu nhận từ não bộ.
Ví dụ: khi chơi ném bóng, mắt trẻ có thể nhìn thấy quả bóng đang bay gần trẻ (thị giác thu nhận thông tin cảm giác), nhưng trẻ không đoán hướng quả bóng bay đến và vị trí quả bóng sẽ rơi xuống (thông tin cảm giác được truyền đến não bộ và não gặp khó khăn khi phân tích), trẻ không quyết định sẽ làm gì với quả bóng (thông tin cảm giác không được xử lý và không gửi tín hiệu đáp ứng phù hợp đến hai tay), do đó trẻ không thực hiện hành động chụp quả bóng (bộ phận thực hiện các tín hiệu nhận từ não bộ không đáp ứng)
📌Nếu không can thiệp, trẻ rối loạn xử lý cảm giác (SPD) gặp những khó khăn gì?
☘️ Các hoạt động rập khuôn hàng ngày khó phá bỏ.
☘️Khó khăn thực hiện các kỹ năng tự chăm sóc và phục vụ bản thân.
☘️Khó kiểm soát cảm xúc và hành vi
☘️Khó khăn khi giao tiếp xã hội: giao tiếp mắt, giữ khoảng cách và biết luân phiên khi trò chuyện.
☘️Khó ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ nên ảnh hưởng sự phát triển của trẻ. Mệt mỏi và căng thẳng có thể dẫn đến học tập khó khăn.
☘️Dễ mất tự tin do các kỹ năng của trẻ không theo kịp các bạn học.
☘️Bị bắt nạt khi người khác biết các khó khăn của trẻ.
☘️Khó khăn học tập: chẳng hạn phát triển kỹ năng đọc , viết, sao chép trong lớp học.
☘️Khó hoàn thành các bài học ở trường và chú ý nghe giảng, mất tập trung chú ý.
☘️Khó khăn trong đọc- hiểu các tình huống xã hội.
☘️Khó làm theo hướng dẫn ở trường, ở nhà hoặc các môi trường khác.
☘️Khó học cả ngày ở trường do sức mạnh và sức bền của cơ kém và quá tải các thông tin cảm giác.
Nguồn: Sưu tầm