Trang chủ Tin Tức Tin tức và Sự Kiện

Tin tức và Sự Kiện

MỘT SỐ LƯU Ý KHI CON MỚI NHẬP HỌC

Một số lưu ý khi trẻ mới nhập học
 
            Trong thời gian đầu trẻ mới nhập học, bố mẹ lưu ý một số vấn đề sau:
Theo các chuyên gia, thì để việc can thiệp đặc biệt đạt hiệu quả, trẻ phải được can thiệp khoảng 2h cá nhân 1 cô/ 1 trò, song song đó là các bài tập phục hồi chức năng kết hợp với bố mẹ can thiệp tại nhà. Tại trung tâm, kinh nghiệm từ những trẻ được can thiệp thành công, đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa việc can thiệp cá nhân  tại trung tâm( 2h/ ngày từ thứ 2 đến thứ 7) và việc can thiệp tích cực, kiên trì của bố mẹ tại nhà( theo chương trình của trẻ tại trung tâm). Vì vậy, bố mẹ cần phải rất tích đọc tài liệu, tham gia các khóa học, lên chương trình can thiệp và tập phcn cho con ở nhà (ít nhất 2h cá nhân 1 mẹ/ 1 con/  ngày).
       Trong thời gian đầu đi can thiệp, việc thay đổi môi trường dẫn đến sự thay  đổi tâm  sinh lý nên  trẻ có thể xuất hiện một số hiện tượng như quấy khóc, khó ngủ, hoặc có hiện tượng thoái lui. Những hiện tượng này sẽ mất đi sau khoảng 2 tuần  can thiệp. Nếu sau khoảng hai tuần, vẫn còn hiện tượng đó, gia đình báo lại với trung tâm.
2. Vấn đề hành vi của trẻ.
Hành vi của trẻ là vấn đề gây lo lắng cho bố mẹ khi cho trẻ đi can thiệp đặc biệt.  Có một số phụ huynh thắc mắc về hiện tượng trẻ “ học hành vi của bạn”, về hiện tượng này, bố mẹ lưu ý như sau:
Với trẻ có  kết quả đánh giá “ phổ tự kỷ” hoặc “ theo dõi các dấu hiệu tự kỷ”:   Trẻ thường có rối loạn giác quan ở các mức độ khác nhau. Hành vi của trẻ xuất hiện do những rối loạn từ bản thân bên trong đứa trẻ. Hành vi của trẻ thường không cố định trong một giai đoạn,  trẻ có thể vẫy tay sau đó hành vi này mất đi và xuất hiện hành vi khác như lắc đồ vật, nhặt đồ vật cho vào miệng… những hành vi này chỉ được can thiệp triệt để thông qua các bài tập PHCN( tài liệu bố mẹ liên hệ văn phòng).
Với những trẻ đánh giá chậm phát triển ngôn ngữ hoặc nhận thức, không có dấu hiệu tự kỷ đi kèm: khi nhìn trẻ khác có những hành vi thu hút trẻ, trẻ có thể bắt chước theo, nhưng đây là vấn đề không đáng lo ngại, vì bố mẹ và giáo viên có thể nhắc trẻ dừng hành động đó, hoặc trẻ sẽ tự bỏ những hành động đó khi không còn thích thú nữa.
3. Về giờ  can thiệp của trẻ.
a.  Với trẻ can thiệp cá nhân.
Khi trẻ nhập học, qua kết quả đánh giá tại trung tâm, hoặc kết quả trẻ đã đánh giá ở nơi khác trong thời gian gần nhất, trung tâm sẽ lên chương trình can thiệp và sắp xếp giáo viên can thiệp phù hợp với trình độ cũng như đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Sau một tháng can thiệp, giáo viên trực tiếp dạy con sẽ có kết quả đánh giá ban đầu sát với trình độ về nhận thức và kỹ năng của trẻ,và đề ra phương hướng can thiệp cho giai đoạn tiếp theo. Bố mẹ có thể theo dõi tình hình học tập hàng tuần của con thông qua sổ cá nhân của trẻ hoặc đăng ký xem trực tiếp giờ dạy của con qua camera tại văn phòng.
b. Với giờ can thiệp nhóm

Căn cứ vào kết quả đánh giá, trẻ sẽ được xếp lớp học phù hợp.  Giờ  can thiệp nhóm của trẻ được bắt đầu vào lúc 8h15 và kết thúc lúc 16h.  Trong giờ can thiệp nhóm, các hoạt động của trẻ sẽ được diễn ra liên tục theo giáo án được xây dựng theo chủ điểm từng tháng:  Tập thể dục, điểm danh, dạy nhận thức, chơi tương tác nhóm lớn, nhóm nhỏ, dạy kỹ năng tự phục vụ, phục hồi chức năng, múa hát, đọc thơ truyện…chương trình nhóm của trẻ sẽ được đáng giá hàng tháng hoặc hai tháng một lần tùy vào trình độ phát triển của từng nhóm trẻ. Phụ huynh có thể tham khảo giáo án của trẻ cũng như kết quả đánh giá được dán tại sổ cá nhân của trẻ