Trang chủ Tin Tức Góc phụ huynh

Góc phụ huynh

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP CHO TRẺ EM RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ

Giao tiếp thường được hiểu đồng nhất với việc “nói “ và “bằng từ ngữ”. “Nói” là thành phần quan trọng của giao tiếp, tuy nhiên giao tiếp còn bao hàm nhiều hơn cả lời nói. Giao tiếp là việc sử dụng cả hành vi không lời (ánh mắt, nét mặt, cử chỉ,…) và hành vi có lời nói ( lời nói hay ngôn ngữ nói) để cho người khác biết điều bạn muốn, để thể hiện cảm xúc, để chia sẻ ý kiến của bản than hoặc giải quyết vấn đề dù to hay nhỏ.
Muốn giao tiếp cần có hai người, vì vậy, để quá trình giao tiếp có thể diễn ra, trẻ cần nắm bắt được đối tượng giao tiếp là ai, giao tiếp nhằm đạt được lí do/ chức năng nào, giao tiếp bằng phương tiện gì và các kĩ năng giao tiếp cần có để giao tiếp thành công.
Dưới đây là các kĩ năng giao tiếp quan trọng cần được chú trọng rèn luyện ở trẻ em rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK):
  1. Kỹ năng tập trung/chú ý: là khả năng chú ý vào người, vật hoặc hoạt động,bao gồm nhìn và lắng nghe. Trẻ em RLPTK gặp khó khăn trong công việc chia sẻ chú ý nên các em hạn chế nhìn vào người khác khi nói chuyện, cũng khó tập trung nghe âm thanh/ lời nói trong quá trình tương tác.
  2. Kỹ năng bắt chước: là việc sao chép gần giống hoặc giống hệt âm thanh và hành động của  người khác. Kĩ năng bắt chước ở trẻ RLPTK thường hạn chế do các em thiếu tập  trung chú ý nghe và nhìn cũng như kém trong sự phối hợp khi thực hiện hành động hoặc lời nói.
  3. Kĩ năng luân phiên/lần lượt: là sự tiếp nối lần lượt và tương đương nhau của hai hoặc nhièu người. Trẻ em RLPTK có thể gặp khó khan trong việc nhận biết lượt của mình và của người khác để duy trì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hoặc hội thoại.
  4. Kĩ năng chơi: chơi là hoạt động trẻ tự do trải nghiệm mọi thứ theo cách riêng và vốn sống của mình. Đa số trẻ em rối loạn phổ tự kỉ gặp khó khan trong trò chơi đóng vai trò xã hội để giả vờ hoặc nhập vai.
  5. Kĩ năng sử dụng cử chỉ điệu bộ: là vận động có chủ đích của cơ thể được nhắc lạ nhiều lần có mục đích, bao gồm: cử động cơ thể, chỉ trỏ, vươn tới/với lấy,các hành động như: vẫy tay chào,lắc đầu từ chối…Các kĩ năng này là hạn chế ở trẻ em RLPTK.
  6. Kĩ năng tiếp nhận ngôn ngữ: là khả năng hiểu ý nghĩa của từ,câu, điệu bộ,cử chỉ,chữ viết để thực hiện các mệnh lệnh,yêu cầu,chỉ dẫn.
  7. Kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ: là việc sử dụng câu từ,điệu bộ,chữ viết,tranh ảnh,…để thể hiện ý nghĩa và thông điệp đến người khác.Trẻ em RLPTK có thể thể hiện một số khó khăn trong ngôn ngữ diễn đạt, trẻ khó lựa chọn và sử dụng từ đúng hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.
  8. Kĩ năng xã hội và hội thoại: là khả năng sử dụng giao tiếp để xây dựng mối quan hệ với mọi người. Trẻ em RLPTK thường gặp khó khan do khiếm khuyết về tâm ý và chú ý chung, khả năng cùng chia sẻ mối quan tâm và khả năng hiểu suy nghĩ dự định của người khác.
Nguồn: Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỉ tại Việt Nam – Quỹ bảo trợ Trẻ em Việt Nam