Trang chủ Tin Tức Góc phụ huynh

Góc phụ huynh

Trẻ luôn thích được bế ẵm

Lý giải từ góc độ giác quan. Trẻ có vấn đề với cơ chế phòng vệ giác quan và một hệ thần kinh hay phản ứng thái quá có thể cần được bế ẵm để cảm thấy an toàn. Khi bạn ôm hay bế trẻ, bạn đã cho con tiếp xúc với áp lực sâu có tác dụng bình tĩnh , điều hòa và giúp trẻ tránh được phản ứng Chiến hay Biến (Fight or Flight respone_ là phản ứng của cơ thể khi đối với một mối nguy hiểm nào đó để quyết định xem trốn tránh hay đối mặt với mối nguy hiểm) hoặc giúp trẻ tránh được quá tải về giác quan. Bế ẵm giúp trẻ tránh được những tiếp xúc hoặc tương tác với người khác mà trẻ không thích. Bế ẵm cùng làm giảm các yêu cầu vận động. Nếu trẻ gặp khó khăn tỏng phối hợp hoặc độ bền, thăng bằng, trương lực toàn thân, việc bế ẵm cũng giúp giảm những thách thức này với trẻ.
Các giải pháp gợi ý!
  • Bởi vì có rất nhiều lý do và yếu tố khiến trẻ muốn được bế bồng nên điều quan trọng là trước hết phải đánh giá những lý do và yếu tố này.
  • Nếu là do các thách thức vận động hoặc thăng bằng thì khuyến khích trẻ đi trong những tình huống những thách thức rất nhỏ(tình huống thách thức rất nhỏ nhằm để khuyến khích trẻ tập luyện phát triển kĩ năng, tuy nhiên thách thức đó không quá khó hoặc quá tải để tránh làm trẻ cáu vì không làm được). Nếu liên quan tới độ bền, dạng  thách thức rất nhỏ này cũng là một ý tưởng hay để giúp trẻ.
  • Nếu là do trẻ trốn tránh cá đầu vào cảm giác, sử dụng các công cụ giác quan thích hợp cho trẻ chẳng hạn như tai nghe hoặc quần áo nén.
  • Tôn trọng nhu cầu được ẵm bế của trẻ trong những tình huống thách thức hoặc quá tải với trẻ và ôm trẻ khi cần, chỉ cần ôm trẻ tình cảm, ôm chặt với áp lực sâu để giúp trẻ bình tĩnh mà không cần phải nói gì cả. Chừng nào trẻ cảm thấy an toàn và sẵn sàng rời tay mẹ, trẻ sẽ chủ động sẽ rời tay mẹ để tiếp tục khám phá.